Đến thời điểm hiện tại, đội hình 4-2-4 không còn được nhiều đội bóng áp dụng vì sơ đồ chiến thuật này muốn hiệu quả cần sự đòi hỏi quá lớn từ các cầu thủ. Bên cạnh đó các vị chiến thuật gia cũng tìm được nhiều cách để khắc chế sự hiệu quả của đội hình này.
Nhưng trong lịch sử bóng đá, sơ đồ chiến thuật này đã từng mang đến thành công rực rỡ cho rất nhiều đội bóng như Hà Lan. Đây là đại diện tiêu biểu của bóng đá tổng lực, lối chơi lấy tấn công là chính. Cùng cá cược bóng đá xem những đặc điểm của đội hình này nhé.
Đội hình 4-2-4 trong bóng đá là gì?
Trong bóng đá đây được xem là đội hình “siêu tấn công”, với cách sắp xếp các vị trí trên sân nghiêng hẳn về hàng công. Trong đó, sẽ có tới 4 tiền đạo chơi tấn công trên sân đội bạn, 2 tiền vệ cho tuyến giữa và bốn hậu vệ ( hai hậu vệ cánh và hai trung vệ).
Khi đã sử dụng đội hình này, mục đích của các huấn luyện viên chắc chắn là săn tìm bàn thắng và được áp dụng khi trên cơ đối thủ, hoặc mạo hiểm trong các trận đấu cần nhiều bàn thắng để có ưu thế. Nhưng cũng có những vị thuyền trưởng, sử dụng đội hình này vì mục đích muốn đè bẹp đối thủ.
Hiện tại, sơ đồ chiến thuật này không được sử dụng nhiều vì có khá nhiều sơ hở. Nhưng trong lịch sử bóng đá, không ai dám phủ nhận sức mạnh của 4-2-4 khi đã mang lại chiến tích cho rất nhiều đội bóng lớn:
- Cơn lốc mà da cam – Hà Lan: HLV Rinus Michels đã sử dụng sơ đồ này cho 11 cầu thủ trên sân vào những năm 1970. Chính lối chơi này đã đè bẹp rất nhiều đối thủ, mang lại những chiến tích huy hoàng cho đội bóng này mà nhiều năm về sau các đối thủ còn rùng mình khi nhắc lại.
- Jurgen Klopp với triết lý “nếu muốn thành công, hãy chọn bước qua khỏi vùng an toàn”, ông đã chọn đội hình này cho Liverpool. Và kết quả đã minh chứng lựa chọn của ông là chính xác với hai chiếc Cúp vô địch Champions League cùng Ngoại Hạng Anh năm 2019.
⏩ Xem thêm: Đội hình 4-3-2-1 là gì? Điều cần biết về sơ đồ này mới nhất
Cách vận hành đội hình 4-2-4 trong bóng đá
Cách vận hành của 4-2-4 chính là nguyên tắc lấy tấn công làm chủ lực, đè bẹp đối thủ ngay trên phần sân nhà của họ. Chiến thuật này chia các cầu thủ thành ba khu vực:
Khu vực phòng ngự
Khu phòng ngự gồm bốn cầu thủ: hai hậu vệ cánh (trái, phải) và 2 trung vệ. Đây được xem là lá chắn tối quan trọng của phòng thủ trong đội hình này. Tất cả các cầu thủ đều phải giữ vị trí tốt, có sức bền và hỗ trợ cho nhau nhanh nhất, chỉ chơi quanh khu vực vòng cấm, và không lên quá nửa sân.
Trong đó hai trung vệ trung tâm sẽ che chắn trước mặt thủ môn, quét bóng lên để giảm nhịp độ tấn công của đối thủ, và hỗ trợ hai cánh khi cần. Hai hậu vệ cánh phải bảo vệ an toàn cho hành lang hai bên khu vực nửa sân, và phát động tấn công biên vượt tuyến.
Khu vực giữa sân
Chỉ có hai tiền về trong khu vực này. Hai tiền vệ này phải linh động, chơi bao quát và kết nối tốt từ hàng thủ đến hàng công thì mới có thể kiểm soát bóng và điều tiết trận đấu từ khu vực tuyến giữa.
Khu vực tấn công
Khu vực này được bố trí tới 4 tiền đạo, những người mang trọng trách ghi bàn cho đội bóng. Bốn người nhưng nhiệm vụ không hề nhẹ nhàng, với đội hình 4-2-4 đây sẽ là rào chắn đầu tiên bẻ gãy hướng tấn công đội bạn. Nhiệm vụ thứ hai là phải ghi càng nhiều bàn thắng càng tốt, để đánh bại tinh thần đối phương.
Bốn tiền đạo phải phối hợp tốt, triển khai linh hoạt các hướng tấn công, có khả năng kiểm soát bóng và tranh chấp ngay khi mất bóng. Cả bốn người cũng sẽ thực hiện nhiệm vụ lui về phòng thủ hỗ trợ 2 tiền vệ, khi đối phương tràn qua được phần sân nhà.
⏩ Xem thêm: Đội hình 3-4-3 là gì? Điểm mạnh và hạn chế của đội hình này
Điểm mạnh khi sử dụng đội hình 4-2-4
Điểm mạnh của đội hình này đó chính là nằm ở hàng công:
- Sức công mạnh mẽ với cả bốn tiền đạo, nếu cả bốn đều có kỹ thuật và sức mạnh thì chắc chắn là đội hình tấn công vô địch.
- Khai thác triệt để các hướng tấn công: từ trung lộ với các đường chọc khe, hay hai cánh với tạt biên hay bóng bổng. Rất khó để phòng ngự với sự tấn công ồ ạt từ mọi hướng như thế này.
- Lập hàng chắn đầu tiên ngay trên sân đội bạn, chính là lấy công làm thủ, bảo vệ lưới nhà từ xa.
Nhược điểm khi sử dụng đội hình 4-2-4
Không khó để nhận ra những bất cập rất lớn của đội hình này. Đây là đội hình dàn trải toàn sân, nên yêu cầu rất lớn cho tất cả các tuyến:
- Tiền đạo: Áp lực ghi bàn, áp lực phòng thủ từ xa. Vừa tấn công vừa phải hỗ trợ phòng thủ khi mất bóng.
- Tiền vệ: Chỉ hai người nhưng phải kiểm soát không gian bao quát giữa sân, nơi lưu lượng bóng luôn là nhiều nhất. Nên hai tiền vệ sẽ là điểm yếu bị khai thác nhiều nhất, hai tiền vệ phải có sức bền và đặc biệt là nhãn quan chiến thuật phải cực nhạy bén.
- Hậu vệ: không chỉ chơi quanh vòng cấm, đặc biệt hai hậu vệ cánh phải bám dọc biên phần sân nhà, phát động tấn công từ hai biên. Đúng mẫu lên công về thủ, cực kỳ mất sức.
⏩ Có thể bạn quan tâm: Lixi88
Lời kết
Đội hình 4-2-4 đúng kiểu triết lý “mạo hiểm để thành công” nhưng thực tế rất ít đội dám mạo hiểm với lối chơi này. Bóng đá hiện đại cần sự cân bằng ở tất cả các tuyến, vì hầu như các đội bóng đều có khả năng khai thác triệt để mọi hướng tấn công và sở hở của đối thủ.
Bóng đá hiện đại cần sự cân bằng ở tất cả các tuyến, vì hầu như các đội bóng đều có khả năng khai thác triệt để mọi hướng tấn công và sở hở của đối thủ.
Còn rất nhiều đội hình trong bóng đá, mỗi sơ đồ đều có một điểm thú vị riêng. Nhất là tại Cadobongda.Club sẽ có những bài phân tích thêm về đội hình khắc chế 4-2-4, anh em nhớ cập nhật thêm nhé.